ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia mách chiêu dễ đậu thai
Wednesday, March 19, 2014 21:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà sẽ tư vấn một số thắc mắc liên quan đến quá trình thụ thai.

Thụ thai là quá trình đầu tiên để hình thành nên thai nhi, đây là giai đoạn quan trọng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của bé. Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc về cách làm sao để quá trình thụ thai được thuận lợi, việc thụ thai an toàn và không bị những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ. Hiện làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) sẽ trả lời một số thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Hỏi: Chào bác sĩ, hiện tại tôi đang làm việc trong phòng kiểm nghiệm vi sinh, vì vậy tôi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất (hít phải mùi hóa chất). Tôi đang có dự định sinh em bé nhưng không biết điều kiện làm việc của tôi như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Tôi có nên tiếp tục làm công việc này trong thời gian mang thai không? Mong bác sĩ tư vấn giúp! Tôi chân thành cảm ơn!

[email protected]

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Đối với người bình thường khi một chất lạ nào đó xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể sẽ phản ứng bằng nhiều cách khác nhau. Khi các hoá chất này vào cơ thể với liều lượng cao thì có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây cảm giác hưng phấn hay ngây ngất, bị kích thích… Khi tác động đến hệ tiêu hoá thì có thể gây ra sự rối loạn tiêu hoá, gây buồn nôn, ói mửa và ăn không tiêu, chán ăn… Làn da chúng ta khi tiếp xúc với các loại hoá chất cũng có thể bị kích thích, gây nổi mẩn, viêm da hoặc ung thư da.

Khi mang thai, do tế bào thai nhi phải phân chia và phát triển để hoàn thiện mọi chức năng của cơ thể do vậy bất kỳ tác động nào đối với quá trình trên đều ảnh hưởng không tốt với thai nhi. Ví dụ như các loại hoá chất, tia X, thuốc… đều có thể gây những khuyết tật cho trẻ. Do vậy, tuỳ theo tính chất công việc và khả năng gây độc hại của hoá chất mà bạn thường hít phải có thể trình bày với nơi làm việc để lãnh đạo bố trí sang vị trí khác phù hợp hơn trong thời gian chuẩn bị mang thai bạn nhé!

Hỏi: Chào các chuyên gia, em năm nay 25 tuổi, em đã lấy chồng được 1 năm nhưng vẫn chưa có em bé, vợ chồng em đã đi khám thì bác sĩ kết luận bình thường. Nhưng vì chồng em chuẩn bị đi xuất khẩu lao động nên em rất muốn có con, em cũng đã đi siêu âm để canh trứng nhưng vẫn không được. Em muốn hỏi các chuyên gia em có nên dùng thuốc kích thích rụng trứng không? Xin các chuyên gia tư vấn cho em với, em cám ơn!

nguyenhang211…@gmail.com

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Chào bạn, chỉ định dùng thuốc kích trứng thường được sử dụng cho những người rụng trứng không thường xuyên hoặc các tế bào trứng không thể trưởng thành để có thể thụ thai. Thuốc có tác dụng kích thích không chỉ một mà nhiều các nang noãn phát triển. Khi đó, khả năng có thai ở người phụ nữ sẽ cao hơn. Mặt khác, nguy cơ đa thai cũng rất lớn. Tình trạng đa thai tạo ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi sau này như tiền sản giật, sảy thai, sinh non, thai lưu…

Khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc kích trứng, bác sĩ phải theo dõi bạn dựa trên xét nghiệm nội tiết, siêu âm canh noãn, tiếp đó điều chỉnh liều thuốc thích hợp để đạt kích thước nang noãn mong muốn. Sau đó bạn sẽ được chích rụng trứng và hẹn ngày gần chồng hoặc ngày lọc rửa tinh trùng để bơm. Tỉ lệ thành công của IUI thay đổi khoảng 10 – 40% mỗi chu kỳ. Tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân, bệnh nhân lớn tuổi, tỉ lệ có thai thấp hơn và tỉ lệ sẩy thai cao hơn. Tỉ lệ thành công của IVF người dưới 21 tuổi là 35,3 %, người trên 37 tuổi là 27,4%

Muốn có thai thì chồng phải có tinh trùng tốt, vợ phải có trứng tốt, trứng và tinh trùng đó phải gặp nhau ở một thời điểm thích hợp thì cơ hội có con sẽ cao.

Do hai vợ chồng bạn đã đi khám và đã được kết luận là bình thường thì có thể yên tâm phần nào, vấn đề là chồng bạn sắp đi làm xa. Nếu như bằng mọi phương pháp mà vẫn không có thai thì nên liên hệ với các trung tâm thụ tinh ống nghiệm để được hướng dẫn lưu trữ tinh trùng để có thể chủ động trong việc lọc rửa tinh trùng, sau đó bơm hay thụ tinh ống nghiệm. Chúc bạn sớm có tin vui.

Hỏi: Cách đây 1 tháng em có đi khám ngực thì phát hiện bị u xơ tuyến vú cả hai bên. Bác sĩ kê cho em đơn thuốc uống là : Fudovita, và thuốc bôi là Progestogel 1%. Thuốc uống Fudovita thì em uống hết rồi, còn thuốc bôi vẫn còn nửa nữa, em vẫn đang tiếp tục bôi. Cho em hỏi trong thời gian dùng thuốc như vậy em có nên mang thai không ạ? Và mang thai thì dùng thuốc này có ảnh hưởng gì đến phôi thai không? Mong sớm nhận được giải đáp từ chương trình. Em cảm ơn nhiều ạ.

oasieuly…@gmail.com

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà: U xơ tuyến vú hay còn gọi là bướu sợi tuyến, là một dạng u lành tính phổ biến của tuyến vú, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trang u xơ vú đó là sự thay đổi nội tiết tố bình thường trong chu kỳ hàng tháng của người phụ nữ. Thuốc bôi Progestogel 1%, đây là thuốc bôi ngoài da nên không ảnh hưởng gì đến mang thai hay phôi thai.

Chuyên gia mách chiêu dễ đậu thai - 1
Chưa có điều tra nào để chứng minh vitamin E hay sữa ong chúa để tăng khả năng có thai. (ảnh minh họa)

Hỏi: Em nghe nói phụ nữ uống sữa ong chúa và vitamin E sẽ giúp dễ đậu thai, có đúng không ạ? Hiện tại em đã cưới chồng được 5 tháng và đang rất mong chờ con yêu về nhưng mãi chưa thấy. Em muốn hỏi để bổ sung 2 thực phẩm trên. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

Nguyenthihoaanh…@gmail.com

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Thực ra chưa có điều tra nào để chứng minh vitamin E hay sữa ong chúa để tăng khả năng có thai. Tuy nhiên, Vitamin E và sữa ong chúa có tác dụng hỗ trợ nội tiết, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi sử dụng hai loại này chỉ giúp cải thiện sức khỏe chứ không phải là yếu tố tác động đến cơ quan sinh dục hay quyết định việc có thai hay không.

Điều quan trọng nhất là cần có cơ thể khỏe mạnh, ngoài ra tinh thần cần thoải mái. Những áp lực từ gia đình, người thân có thể làm chậm quá trình mang thai. Vợ chồng cần chú ý chọn thời điểm quan hệ tình dục để có cơ hội mang thai. Thông thường 2 vợ chồng có đời sống quan hệ tình dục bình thường, sau 1 năm chưa có thai nên đi khám hiếm muộn. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ dẫn để có sự hỗ trợ tốt nhất.

Để chuẩn bị cho việc có thai tự nhiên, thai nhi phát triển khỏe mạnh và sinh được em bé như mong muốn thì thông thường cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thể chất, tình thần và mọi điều kiện khác liên quan đến việc hình thành, sinh em bé và chăm sóc đứa trẻ sau sinh.

Hỏi: Vợ chồng em đã lấy nhau được gần 1 năm, em không kế hoạch gì nhưng mãi vẫn chưa có con. Cho em hỏi phải tính ngày trứng rụng thế nào để dễ đậu thai ạ. Từ trước đến giờ em chưa hề quan tâm đến ngày trứng rụng.

Phạm Thảo

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Muốn có thai thì chồng phải có tinh trùng tốt, vợ phải có trứng tốt, trứng và tinh trùng đó phải gặp nhau ở một thời điểm thích hợp thì cơ hội có con sẽ cao.

Cả 2 vợ chồng bạn đều không có kế hoạch gì nhưng vẫn chưa có tin vui. Do vậy cả hai  nên đi khám hiếm muộn để tìm nguyên nhân và bác sĩ sẽ khám, làm các xét nghiệm cho cả hai vợ chồng cũng như tư vấn về vấn đề chế độ ăn uống sinh hoạt. Tuổi của hai vợ chồng cũng ảnh hưởng đến việc có thai, nếu tuổi hai vợ chồng còn trẻ thì cơ hội có thai sẽ dễ dàng hơn người lớn tuổi.  Nhưng hiện nay người ta cũng thống kê cho thấy có một số trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân, tức là hai vợ chồng đều tốt nhưng không biết được tại sao không có thai.

Do vậy theo tôi, bạn nên xác định tư tưởng đây là một cuộc chiến lâu dài tốn kém nhiều về công sức thời gian và tiền bạc, nên kiên trì theo bác sĩ chuyên khoa thì cơ hội mang thai có thể sẽ đến. Còn về ngày trứng rụng, do bạn không nói đến chu kỳ kinh  nên cũng khó để tư vấn, thông thường đối với người phụ nữ có chu kỳ kinh đều sẽ dễ dàng canh con cũng như ngừa thai tốt hơn những người có chu kỳ kinh không đều.

Có nhiều cách canh ngày trứng rụng như: theo dõi nhiệt độ cơ thể, nhận biết chất nhầy cổ tử cung, hay sử dụng que thử rụng trứng… Tuy nhiên các phương pháp trên chỉ mang tính chất cảm tính không chính xác cho lắm

Ngoài ra tính ngày trứng rụng theo chu kỳ kinh có thể áp dụng như sau:

Nếu lấy chu kỳ thông thường 28 ngày để tính toán. Thời kỳ rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 (đếm ngược) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Ngày dễ thụ thai nhất là ngày thứ 13 – 15 của chu kỳ.

Nếu chu kỳ của bạn dài hơn 28 ngày thì có thể áp dụng công thức suy đoán, tức cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một và ngược lại nếu chu kỳ ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi một.

Nếu chu kỳ thường xuyên bị rối loạn không thể dự đoán được, trong trường hợp này, em nên đến khám bác sĩ để có thể sử dụng thuốc và siêu âm giúp em canh được ngày trứng rụng.

Hỏi: Tháng 4 này là em cưới chồng, vợ chồng em dự định sẽ không kế hoạch mà có con luôn. Vậy cho em hỏi trước khi mang bầu cần tiêm phòng những bệnh gì và tiêm phòng sau bao lâu thì mới được có con? Để tăng cơ hội có thai, vợ chồng em cần chú ý về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thế nào ạ?

hoaitran…@gmail.com

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Tiêm ngừa trước khi mang thai giúp phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng trên thai như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu… Nếu mắc những bệnh này trong thời gian mang thai, người mẹ dễ có nguy cơ sảy thai, thai lưu, thai suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh…

Với rubella và viêm gan siêu vi B, bạn nên xét nghiệm trước, nếu có kháng thể thì không cần chích. Chích ngừa viêm gan siêu vi B (gồm ba mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là ba tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Tuy nhiên, nếu có thai trong thời gian đang chích ngừa cũng không ảnh hưởng gì, người mẹ có thể chích tiếp hoặc đợi sau khi sinh tiêm mũi nhắc lại.

Bạn nên có sự chuẩn bị  tâm lý, kiến thức làm mẹ… ít nhất ba tháng trước khi mang thai và nên đi khám sức khỏe tổng quát để xem có bệnh gì không như: thiếu máu, tiểu đường, cao huyết áp… để điều trị trước khi mang thai, tư vấn chích ngừa, uống axit folic. Việc dùng acid folic 1 viên mỗi ngày trong thời gian tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai rất tốt. Theo nhiều nghiên cứu, việc dùng acid folic trước khi mang thai có thể dự phòng những bất thường thai nhi như: khuyết tật ống thần kinh, sứt môi, sảy thai và sinh non…

Thông tin về Bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Song Hà

Chuyên gia mách chiêu dễ đậu thai - 2

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà nguyên là bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và hiện nay đang làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà.

Bác sĩ đã tốt nghiệp Đại học Y Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 và nhiều bằng cấp Y khoa chuyên ngành khác. Bác sĩ đã có thời gian công tác tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ trên 10 năm. Bên cạnh đó bác sĩ Song Hà còn cộng tác khám và chữa bệnh với các bệnh viện lớn như: BV Việt Pháp (FV), BV Hạnh Phúc, BV Phụ sản Quốc Tế, BV An Sinh, BV Việt Hàn…

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.