1. Xả thân vì nước
Thời Nam Đường (937-975), có một người quan binh tên là Lưu Nhân Thiệm, làm lính gác tại một vùng tên Thọ Xuân. Sau khi quân của Hậu Chu tiến đến công thành, Lưu Nhân Thiện quyết tâm thề chết ở lại trấn thủ. Nhưng, con trai nhỏ của Lưu Nhân Thiệm là Lưu Tòng Gián, cũng đang làm chức quan binh nhỏ trong quân đội, lại hèn nhát tham sống sợ chết, đã lên thuyền chạy trốn.
Lưu Nhân Thiệm liền bắt con về, nghiêm trị theo quân pháp, sẽ phải chém đầu anh ta. Sau khi viên quan binh giám sát nhận được tin, liền tức tốc đến gặp vợ của Lưu Nhân Thiệm, Tiết Thị để cầu cứu. Tiết Thị nói: “Không phải là tôi không thương con của mình, nhưng quân lệnh như sơn, dù thế nào thì đứng trước quân pháp, cũng đều không được vị tư mà làm điều xấu. Nếu như xá tội cho tên nghịch tử đó (con của bà) thì khi chết đi, Lưu gia chúng tôi, đúng là mang tội bất trung. Như vậy, làm sao tôi còn mặt mũi nào mà nhìn ba quân tướng sĩ chứ? Các người sao không mau đem nó giết đi! Đừng để tôi lo lắng nữa!”
Liền sau đó, Tiết Thị khóc lớn một hồi, rồi mặc áo trắng quần trắng, đến trước mộ con bái tế.
Sau đó, thành trì cuối cùng bị thất thủ, Lưu Nhân Thiệm tử trận, Tiết Thị cũng tuyệt thực mà chết.
Từ góc độ người thường mà xét, trên đời này không có ai là không thương yêu con của mình, cũng không có ai mà không yêu chính bản thân mình. Ngay cả bản thân, một người trung thần cũng không đáng tiếc, huống hồ là con của chính mình ư?
Một số nhà bình luận cho rằng: con sắp chết mà không đi cứu, điều này dường như làm tổn hại đến đạo đức thương yêu con cái. Nhưng nếu xét cho kỹ vấn đề này thì cha mẹ ngoài tình thương yêu với con cái, cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức ngoài xã hội; thì mới là đúng đắn, cách xử lý của vợ chồng Tiết Thị, chính là hy sinh vì nghĩa lớn, vì nước tận trung. Đặc biệt là lời nói của Tiết Thị, không những giữ được đức trung nghĩa của Lưu gia, mà còn khích lệ cổ vũ ba quân tướng sĩ vì nước tận trung.
2. Người mẹ chính nghĩa dưỡng thành một “con hổ” oai phong lẫm liệt
Lưu An Thế vào thời nhà Tống (420-479), là một quan viên triều đình. Lúc đó, Hoàng đế bổ nhiệm ông làm Gián quan (chức quan ngự sử để can vua), ông liền chạy về báo cho mẹ biết: “Triều đình muốn con làm chức Gián quan, chức quan này rất dễ phạm tội với các đại thần đương triều, có thể dẫn đến họa sát thân. Nhưng nếu như giờ con lấy lý do vì mẹ tuổi cao sức yếu mà khước từ chức quan này, may ra còn kịp.”
Mẹ ông liền nói: “Con nói thật không đúng. Mẹ nghe nói chức Gián quan này, là người được kề cạnh bên cạnh Hoàng đế nói những lời thẳng thắn, đúng đắn. Con có phúc được nhận chức quan này, phải xả thân mà báo đáp ân đức của Hoàng thượng mới phải. Nếu như sau này con đắc tội với những người quyền quý, bị lưu đày ra biên ải, bất kể con bị lưu đày xa bao nhiêu, mẹ già của con cũng sẽ cùng con vượt qua.”
Nghe lời mẹ khuyên, Lưu An Thế vui vẻ nhậm chức Gián quan, từ đó thiết diện vô tư đứng tại triều đình, mỗi lần các quan đại thần hay Hoàng thượng có gì không đúng, ông đều thẳng thắn khuyên ngăn, tận lực bảo vệ lẽ phải. Quan viên trong triều nhìn ông ta, đều cảm thấy trên điện không phải chỉ một người, mà là một con hổ oai phong lẫm liệt.
Thân làm chức quan này, phải chí công vô tư; tận tâm tận lực, đó là cái gọi là “tại kỳ vị, mưu kỳ chính” (trong Luận ngữ của Khổng tử, tức là đạo làm quan, làm bất kỳ chức vị nào thì hãy làm cho tốt chức vị ấy).
Mẹ Lưu An Thế trong câu chuyện này, vì để khích lệ con trai có thể xả thân tận trung báo quốc, cũng có thể nói là một bậc lão bối “thâm minh đại nghĩa” (hiểu rõ trách nhiệm bổn phận của một con người, không màng lợi ích cá nhân).
3. Cả nhà Chu Thị tận trung báo quốc, lưu danh thiên cổ
Thời nhà Minh (1368-1644), có một người tên là Chu Ngộ Cát, từ nhỏ cha đã mất sớm, mẹ ông phải chịu muôn vàn khổ cực mới nuôi ông lớn thành người. Khi xảy ra nổi loạn Lý Tự Thành, Chu Ngộ Cát đang đứng gác tại Đại Châu, lính ít lương thực sắp cạn, quân cứu viện cũng chưa đến kịp, Chu Ngộ Cát thấy nhụt nhuệ khí liền chạy về nhà, quỳ trước mẹ mà khóc lóc thảm thiết. Mẹ ông quở trách: “Đây là lúc nào rồi mà con còn có thời gian chạy về nhà, khóc lóc như tù nhân Sở quốc thế?”
Chu Ngộ Cát trả lời mẹ: “Lát nữa thôi con phải xả thân báo quốc, chết con không sợ, chỉ có mẹ là con không đành bỏ lại.”
Mẹ của Chu giận dữ nói: “Con là trung thần, mẹ có thể là mẹ của trung thần, vì nước hy sinh, lưu danh muôn đời, con còn gì đáng tiếc đi gặp phụ thân của con ở dưới suối vàng sao?”, nói xong cũng không nhìn ông, đưa tay vẫy vẫy bảo ông quay trở lại thành trì.”
Sau khi thành trì bị thất thủ, Chu Ngộ Cát chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Mẹ Chu nghe tin, không chút do dự, dũng cảm tiến bước, chiến đấu với kẻ thù …
Con người trong thời loạn lạc, trung hiếu thường không thể vẹn toàn đôi bên. Chu Ngộ Cát đã đủ trung rồi, nhưng mẹ ông thì sao, bà lại còn trung hơn ông. Thanh trì thất thủ, con trai chết trận, bà lại cùng con dâu là Lưu Thị, lãnh đạo phụ nữ trong làng, trèo lên đỉnh Nha Môn, tiêu diệt kẻ thù. Cung bắn hết rồi, lại không có vũ khí chiến đấu, liền phóng lửa tự sát.
Cả nhà Chu Thị, đều tận trung báo quốc, đúng là lưu danh thiên cổ.
4. Cưới con dâu trước tiên xem xét điều gì?
Thời nhà Minh, có một góa phụ tên Trần Thị, chồng mất từ rất sớm, nhưng bà vẫn tận tâm tận lực nuôi con khôn lớn. Hơn nữa, bà còn dùng đạo đức nhân nghĩa để nuôi con. Đứa con nhận được giáo hóa của mẹ, cũng rất hiền minh, tài đức, đặc biệt có phẩm hạnh đạo đức cao.
Sau khi người con trưởng thành, một thương gia giàu có muốn nhận anh ta làm con rể, hơn nữa muốn tác thành hôn nhân ngay sau đó, liền đưa cho Trần Thị mấy ngàn ngân lượng. Người khác đều cho rằng đúng là hảo sự, nhưng Trần Thị đã lịch sự khước từ đề nghị đó. Có người khuyên bà nói: “Bà hãy cho con bà đi làm rể người thương gia giàu có đó, kể từ giờ trở về sau, không chỉ riêng con trai bà, mà bà cũng có thể mãi vinh hoa phú quý như vậy. So với hoàn cảnh nghèo khổ của bà bây giờ, thì không phải quá tốt hơn hay sao?”
Trần Thị liền nói: “Đột nhiên nhận được tiền tài ngoài mong đợi như vậy, đó không phải là điều may mắn. Lại nói về việc cưới vợ cho con, cưới hỏi là xem đạo đức, nhân phẩm của người con gái, chứ không phải tài vật mà nhà cô ta có.”
Nhìn chung sự tình là: Con nhà nghèo, cưới được vợ giàu có; nhưng người vợ giàu có đó, đều là nhờ nhà mình giàu có quyền có thế mà kiêu ngạo, xa xỉ, coi thường mẹ chồng và người nhà chồng. Trần Thị hiểu rõ điểm này, nhất quyết cự tuyệt những kiểu hôn sự này. Bà không tham phú quý, chính xác là rất tinh minh, đáng để người đời tham khảo, học tập.
5. Của cải tổ tiên để lại, thực ra là làm hại con cháu
Sớ Quảng vào triều Hán (206 TCN–220), là Thái phó phụ đạo cho Thái tử (thầy dạy học cho Thái tử), cháu của ông là Thiếu phó phụ đạo cho Thái tử (quan phụ đạo đi cùng với Thái tử). Chú cháu hai người họ, dạy học cho Thái tử được 5 năm.
Một ngày nọ, Sớ Quảng nói với cháu rằng: “Ta nghe nói: người biết nhiều, sẽ không chịu nhận sự sỉ nhục; người biết dừng, sẽ không chịu nhận sự nguy hiểm; công thành danh toại rồi, phải nên biết khi nào cần dừng lại, ẩn thân thoái lui, chính là đạo lý không bao giờ sai, là tốt nhất. (Nguyên văn là: Ngô văn tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, công toại thân thoái, thiên chi đạo dã)”. Người cháu nghe xong lời chú thì chú cháu hai người, rất nhanh sau đó tâu lên triều đình cáo bệnh từ quan về nhà. Ngày đi, trên đường tụ tập đông đúc người đến đưa tiễn. Mọi người đều nói: “Hai vị quan này, thật là hiền lương.”
Sau khi Sớ Quảng trở về nhà, ông đem tiền của tích cóp được phân chia cho dân làng. Có người khuyên ông mua ruộng mua nhà, trang trí nhà cửa. Sớ Quảng nói: “Tôi cũng biết suy nghĩ cho con cháu, cho chúng gia nghiệp lưu lại vạn đời. Nhưng tôi lại nghĩ, nếu con cháu của tôi là người hiền lương, tiền tài trong nhà có nhiều rồi, thì không tránh khỏi làm suy giảm ý chí của chúng; còn nếu như con cháu tôi ngu đần, của cải trong nhà sung túc, thì như vậy không phải càng làm chúng khó vượt qua khổ nạn hay sao?”
Lời của Sớ Quảng bắt đầu lưu truyền khắp nơi, mọi người đều biết lời ông nói vô cùng có đạo lý.
Hứa Chỉ Tịnh cho rằng: Sớ Quảng là vì con cháu đời sau, suy nghĩ sâu sắc lâu dài, ông nói: Trên thế gian này kỳ thực có rất nhiều người làm con cháu, thâu nhận rất nhiều độc hại từ tổ tiên: những người làm tổ tiên đó, nhìn chung lại là sợ con cháu của mình khổ sở, liền vì chúng mà tích trữ sản nghiệp. Hầu như không nhận ra, chính là tiền của đó, đã làm hại con cháu mình! Về điểm này, Sớ Quảng triều Hán, đích thị là hình mẫu rất tốt cho chúng ta.
6. Chung Li Ý không nhận vật ô uế
Chung Li Ý vào thời nhà Hán, giữ chức Thượng thư; ở Giao Chỉ có một Thái thú, vì nhận hối lộ nên mang tội, Hoàng thượng tịch thu nhà ông ta, đem tài sản sung vào công quỹ, còn đem một số đồ vật ban cho các vị đại thần trong triều. Chung Li Ý cũng được chia mấy viên trân châu. Các đại thần khác, sau khi nhận lễ vật đều quỳ tạ ơn Hoàng thượng.
Chỉ có Chung Li Ý là ném trân châu đi, không bái tạ Hoàng thượng.
Hoàng thượng hỏi ông ta là có nguyên do gì? Ông ta trả lời rằng: “Khổng tử thời xưa, chịu đựng khát, bởi vì không muốn uống nước của kẻ cắp; há chăng phu tử chuyển vòng xa tử, thì đó là không nguyện tiến vào “Thắng mẫu chi môn”. Tại sao? Là vì nghe nói những cái tên đó, đều cảm thấy sỉ nhục chính mình. Giờ đây thứ đồ ăn trộm này, dẫu có là bảo bối, nhưng chúng đến từ đường không chính, đã nhiễm qua khí ô uế của rất nhiều chủ nhân. Thần sao có thể nhận chúng? Chính là như vậy, thần mới không bái tạ Hoàng thượng.”
Hoàng thượng nghe xong, thở dài nói: “Lời của Chung Li Ý, quả thật liêm khiết, thanh bạch biết chừng nào”, liền kêu người vào kho lấy tiền, ban thưởng cho ông.
Người cấp trên ban tặng đồ vật, người cấp dưới không nên từ chối nhận, đó là phép tắc từ xưa đến nay, càng không hỏi đó là vật gì, là Hoàng thượng ban cho? Chung Li Ý không bái tạ, lại còn đem những viên trân châu “đã nhiễm qua khí ô uế” ném xuống đất, ông quả thật là một người có khí chất và phẩm hạnh.
7. Gạo đặt bên đường, không ai đến lấy, sức cảm hóa lớn lắm thay!
Vào triều Hán, có một người tên là Chung Li Mục, canh tác được khoảng hơn 20 mẫu ruộng. Một ngày mùa thu, lúa trên đồng đã chín. Nhưng thật không ngờ có một người nói ruộng lúa kia là của anh ta, không nói không rằng, cắt lúa đi.
Chung Li Mục cũng không tranh giành, người đó đem toàn bộ lúa đi mất.
Sau đó, quan huyện biết chuyện, liền cho người bắt người đã cắt lúa, giao cho anh ta trừng trị.
Kỳ lạ là: Chung Li Mục cố hết sức cứu người đó và cuối cùng người đó được miễn tội.
Về đến nhà, người đó không nói lời nào, đôn đốc vợ con cả đêm giã hết số lúa chiếm được, sau khi được hơn 30 thạch gạo (thạch = 120 cân), liền đem gạo đến nhà Chung Li Mục.
Chung Li Mục đóng cửa lại không chịu nhận. Người đó bèn để số gạo đó ở bên đường. Rốt cục cũng không có ai đến lấy dù chỉ một tí.
Sau đó, danh tiếng của Chung Li Mục được truyền đi khắp nơi, ông còn làm cả Thái thú ở Nam Hải, được phong làm Hương hầu.
Hứa Chỉ Tĩnh nói: phẩm cách của Chung Li Mục, quả thật đáng được người ta ngưỡng mộ muôn đời. Tuy nhiên, nếu như quan huyện không hạ lệnh bắt con người ngang ngược, lì lợm kia, thì người đó có lẽ không tỉnh ngộ cải chính. Bởi vì người xưa nói rất hay rằng: “trừng trị theo luật pháp, nguyên tắc lập pháp phải biết ân nghĩa”. Nếu như quốc pháp không được thiết lập, những kẻ vô lại kia mà không có hình phạt, không chỉ trộm cắp tài vật của người khác, mà còn vì thế mà dương dương tự đắc, vậy thì còn có thể hiểu hối cải, báo ân ở đâu? Lại nói, gạo đặt bên đường, thật ra cũng không ai đến lấy, sức cảm hóa của Chung Li Mục thật to lớn lắm thay!
Tác Giả: Hoa Hàn
Dịch từ Zhengjian.org