ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đêm Vọng Dưới Ánh Nến: Lễ Tưởng Niệm Trong Thinh Lặng Đánh Dấu 15 Năm Cuộc Bức Hại
Sunday, July 20, 2014 21:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các học viên Pháp Luân Công cùng nhau tổ chức một buổi cầu nguyện dưới ánh nến ở phía trước của Tòa nhà Quốc hội, tưởng niệm những học viên bị bức hại đến chết do chính sách khủng bố, tại Washington, DC, vào ngày 17 tháng 7 năm 2014. Năm nay đánh dấu 15 năm của cuộc bức hại bắt đầu vào 20 tháng 7 năm 1999 tại Trung Quốc. (Dai Bing/The Epoch Times)

WASHINGTON DC- Hơn năm trăm học viên đã tập trung trong một buổi thắp nến tưởng niệm tại National Mall vào tối 17 tháng 7, ủng hộ thầm lặng tới hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công bị bức hại vì niềm tin tín ngưỡng của họ ở Trung Quốc. Một số người tham dự buổi cầu nguyện đã từng trải qua cuộc đàn áp.

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là một môn khí công tu luyện cổ truyền của Trung Quốc, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền rộng ra công chúng từ năm 1992 tại Trường Xuân, Trung Quốc. Pháp môn lấy nguyên lý Chân Thiện Nhẫn – đặc tính tối cao của vũ trụ làm nguyên tắc chỉ đạo, và bao gồm năm bài công pháp nhẹ nhàng, trong đó có một bài tĩnh công thiền định.

Một người cha ôm con gái của mình trong buổi cầu nguyện dưới ánh nến tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công, những người đã chết trong cuộc đàn áp ở Trung Quốc, tại Washington, DC, vào ngày 17 tháng 7/ 2104. (Edward Dai/The Epoch Times)

Pháp Luân Công đã đem lại lợi ích to lớn về sức khỏe và tinh thần cho người tu luyện. Đến cuối những năm 1990, ở Trung Quốc ước tính có khoảng 70-100 triệu người theo học Pháp Luân Công. Với nỗi lo sợ hoang tưởng cùng sự đố kỵ to lớn, Giang Trạch Dân – lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, mà đỉnh điểm diễn ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Giang Trạch Dân lãnh đạo ĐCSTQ đã phát động chiến dịch xóa bỏ Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, tra tấn và bị tẩy não. Ngày 20 tháng 7 là cột mốc đánh dấu năm thứ 15 của cuộc đàn áp tàn bạo này.

Lin Qian (hay còn gọi là Melody) và chồng Rao Zhuoyuan là nhân viên y tế ở tỉnh miền nam Quảng Đông của Trung Quốc, họ bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1994.

Một bé gái đang giữ một ngọn nến cầu nguyện cho các học viên Pháp Luân Công, những người đã chết trong cuộc đàn áp ở Trung Quốc, tại Washington vào ngày 17 tháng 7/ 2014. (Edward Dai/The Epoch Times)

Năm 2002 khi con gái của họ – Deru được bốn tuổi thì Rao bị sát hại bởi đặc vụ của ĐCSTQ vì từ chối việc từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Sau nhiều nỗ lực của đặc vụ ĐCSTQ nhằm bắt giam cô, Qian đã chạy sang Thái Lan với Deru vào năm 2005. Họ đến Mỹ hai năm sau đó. Qian đã tham dự buổi cầu nguyện dưới ánh nến ở Washington hằng năm kể từ khi cô tới đây.

“Mọi người không biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc – ĐCSTQ giết người sống để kiếm tiền”- cô nói, đề cập đến việc mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống để cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng của Trung Quốc.

Ông Cin Peng đã thoát khỏi cuộc đàn áp bằng cách tị nạn sang Hoa Kỳ vào năm 2011 cho biết, đó không phải chỉ là 100 triệu học viên phải chịu đựng mà  còn cả các thành viên trong gia đình của họ.

“Tôi hy vọng cuộc đàn áp này sẽ kết thúc, và chế độ Cộng sản Trung Quốc cũng cần chấm dứt”- Cin nói.

Cin cho hay ông từng quen biết các học viên Pháp Luân Công, những người mà sau đó đã bị giết vì niềm tin tín ngưỡng của họ.

Bà Lâm Thiên, vợ của Rao Zhuoyan người đã bị sát hại bởi các đặc vụ ĐCSTQ, tham gia vào buổi thắp nến cầu nguyện để nâng cao nhận thức của chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại Trung Quốc, tại National Mall, Washington DC, ngày 17 tháng 7/2014. (Epoch Times)

Cin cũng đã từng bị tống giam và bị tra tấn trong một trung tâm tẩy não và các cơ sở khác của ĐCSTQ với tổng số thời gian là năm năm. Ông nhớ lại, trong một trường hợp, ông bị khóa vào một chiếc ghế kim loại trong 17 ngày đêm liên tục.

Các buổi thắp nến cầu nguyện có sự tham gia của các học viên Pháp Luân Công từ khắp các vùng khác nhau của Hoa Kỳ và từ các khu vực khác trên thế giới.

Frieda Kata, một cư dân New Jersey người gốc Uzbekistan, đã tham dự vào buổi tưởng niệm tại Washington hằng năm từ năm 2001. Các buổi thắp nến cầu nguyện là một cách quan trọng để nói với “những người sống ở đây và các khách du lịch về cuộc đàn áp tồi tệ nhất ở Trung Quốc”- cô nói .

“Thế giới phải biết và ngăn chặn điều này”- Kata nói

 

 

Theo vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.