ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: linhtrung
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vị tướng lẫy lừng chưa từng chủ trương chiến tranh, tàn hại bách tính
Friday, August 8, 2014 9:32
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Quách Tử Nghi, vị tướng quân lừng lẫy trong lịch sử Trung Hoa, không chỉ bởi tài cầm quân mà còn ở nhân cách cao đẹp của một bậc lương đống quốc gia. Một điều thú vị nữa, ông chính là ông Đa Phúc trong ba ông Phúc Lộc Thọ. Âu cũng là phúc phận cho một người luôn giữ gìn chữ Đức.

quách tử nghi, ông Đa Phúc, nhà Đường, chiến tranh,
Các vị tướng lĩnh xưa – những người làm nên lịch sử Trung Hoa – đã để lại cho hậu thế biết bao huyền thoại đầy bi tráng. Họ sẵn sàng xả thân trong các cuộc chiến để tỏ lòng trung thành với quân vương cũng như thể hiện tài năng và khí tiết của mình. Một vị tướng thống lĩnh ba quân phải phải làm chủ được cuộc chiến và tinh thông thiên số. Khi đọc lại những trang sử hào hùng, bất chợt âm thanh vang vọng của tiếng vó ngựa trên chiến trường như vẫn còn đâu đây.

Một trong những sách lược trong Binh Pháp cổ xưa cho rằng: “Công thành là hạ sách, công tâm là thượng sách”. Sách lược tinh thâm, mấy ai làm được, thế nhưng Quách Tử Nghi đã làm được điều đó.

Trong liệt truyện 70 của kiệt tác Cựu Đường Thư ghi chép rằng:“Công trùm trời đất mà chủ không nghi, địa vị vượt muôn người mà không ai đố kỵ”. Tử Nghi sống đến 80 tuổi. Ông có 8 người con và 7 người trong số họ giữ những chức vụ quan trọng khi trưởng thành.

quách tử nghi, ông Đa Phúc, nhà Đường, chiến tranh,

Quách Tử Nghi là một vị tướng và là một nhà lãnh đạo lỗi lạc trong suốt triều đại nhà Đường (618 – 907 SCN). Trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng của mình, ông đã tham gia những trận đánh lớn như trận chiến với người Hồi Hột và người Thổ Phiên. Ông đã đẩy lùi cuộc xâm lược mà không cần dùng binh sĩ hay vũ khí. Tất cả đều nhờ vào những năm dài chiến đấu dũng cảm và mưu trí.

Năm 763 SCN,  lợi dụng nhà Đường vừa phục hồi lại sau loạn An Sử, Thổ Phiên kéo quân tấn công kinh thành Trường An. Quách Tử Nghi sai quân lính, ban ngày đánh trống phất cờ, khoa trương thanh thế, ban đêm thì đốt lửa cắm đuốc tại các vị trí mà quân Thổ Phiên có thể trông thấy được; đồng thời, đương hôm trời tối ở kinh thành Trường An sai phái người mấy trăm người đánh trống hô hoán lên rằng, Quách Tử Nghi đang dẫn đại quân tiến tới, khiến quân Thổ Phiên tưởng rằng mình bị bao vây tấn công, chẳng rõ đầu đuôi, nháo nhác rút quân về phía Tây.

Trận chiến không thương vong lẫy lừng nhất của Quách Tử Nghi là vào hai năm tiếp đó. Bộc Cố Hoài Ân – viên tướng phản phúc- lợi dụng hỗn loạn, lôi kéo các bộ tộc Hồi Hột và Thổ Phiên chiếm đóng Trường An một lần nữa. Quách Tử Nghi, chỉ với 10 ngàn binh sĩ, phải chống lại 30 ngàn quân địch.

Tử Nghi, khi đó đã gần 70 tuổi, quyết định gặp chỉ huy quân Hồi Hột để thuyết phục. Các vị tướng dưới trướng cho rằng quá nguy hiểm nhưng ông vẫn kiên quyết. Con trai Tử Nghi khuyên: “Bọn chúng đều là loài hổ lang, cha là đại nguyên soái làm sao lại tự dấn thân vào hang cọp”. Tử Nghi đáp: “Đất nước đang thời chiến loạn. Nếu ta có thể thyết phục quân Hồi Hột về phía ta, thì tứ hải chi phúc. Há chi còn đắn đo?’’. Ông gạt tay con rồi giật cương phi nước đại.

quách tử nghi, ông Đa Phúc, nhà Đường, chiến tranh,  

Tướng quân Hồi Hột vẫn còn nghi hoặc nên sai binh sĩ chuẩn bị nghênh chiến. Thấy thế, Tử Nghi cởi bỏ áo giáp và vũ khí, từ từ tiến lại gần. Tử Nghi biết rằng những binh lính này đã từng phục vụ dưới trướng của ông. Sự tử tế và độ lượng của Quách Tử Nghi rất được người Hồi Hột nể trọng. Khi nhận ra ông, họ lập tức quỳ xuống hành lễ.

Quân Hồi Hột nhận ra đã bị Bộc Cố Hoài Ân lừa gạt khi loan tin Tử Nghi đã chết. Họ nhanh chóng quy hàng và tham gia vào đội quân của Quách Tử Nghi. Quân Thổ Phiên hay tin, cũng vội dẫn quân bỏ chạy trong đêm.

Trong triều đình, Tử Nghi cũng đã “chiến thắng mà không dùng gươm giáo”. Ông tránh va chạm với các quan lại hẹp hòi vốn hay đố kỵ với chiến công và sự sủng ái của Hoàng Thượng dành cho ông.

Hoạn quan Ngư Triều Ân, tùy viên dưới triều đại vua Đường Túc Tông, là mối đe dọa lớn nhất. Hắn ta bị bại trận nhưng lại đổ lỗi cho Tử Nghi. Nhà vua tin lời lừa phỉnh của tên hoạn quan nên cách chức Quách Tử Nghi. Tuy nhiên, ông không chút oán hận, chỉ kiên nhẫn chờ đợi. Và khi Hoàng đế kế tiếp đăng cơ, ông lại tiếp tục được trọng dụng.

Nhiều năm qua đi, Quách Tử Nghi đã thực sự chứng tỏ được sự đức độ cao thượng của mình. Đáng nhớ nhất là sự kiện Ngư Triều Ân sai đám vô lại cướp phá mộ cha của Tử Nghi. Thời đó, cướp phá mộ là một hành vi xúc phạm nghiêm trọng. Quách Tử nghi hoàn toàn có thể khép Ngư Triều Ân vào tội ngạo mạng. Tuy nhiên điều đó sẽ gây rạn nứt nội bộ triều đình và làm suy yếu triều nhà Đường.

Quách Tử Nghi đã thực sự đặt an nguy quốc gia lên trên lợi ích và danh dự bản thân. Vị tướng quân được vô số binh sĩ coi trọng như cha, đã nhận lấy tội lỗi. Ông bảo rằng phải chăng đây là sự trừng phạt dành cho ông vì đã phụ sự kỳ vọng của các bậc tiền bối.

Quách Tử Nghi nhiều năm chinh chiến, lập được nhiều công lao nhưng nhất mực trung thành với triều đình. Dù bị thưởng phạt bất công nhưng không tỏ ý bất mãn. Ông quản lý quân đội rộng lượng khiến binh sĩ hết lòng vì mình. Quách Tử Nghi trở thành công thần có được kết cục trọn vẹn ít có trong lịch sử Trung Quốc. Ông được người đời sau tôn làm ông Đa Phúc trong ba ông Phúc, Lộc, Thọ.

An nhiê[email protected] 
Theo Visiontimes 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.