A. Quy định chung với các loại Lò hơi - Noi hoi dien, gas, dầu, đốt than….
Để đảm bảo an toàn cho người khi lao động và thiết bị, công nhân vận hành lò hơi phải tuân thủ đầy đủ các quy định TCVN ngoài ra phải tuân theo quy trình quy phạm về an toàn lao động khi sử dụng thiết bị áp lực và nồi hơi hiện hành Người công nhân cần phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, có giấy phép vận hành lò hơi và đặc biệt các thiết bị phải được các cơ quan chức năng kiểm tra khám nghiệm và cấp phép sử dụng .
B. Quy trình vận hành nồi hơi theo các bước sau :
Bước 1 : Chuẩn bị – Khi Vận hành Lò hơi cần chuẩn tuân theo các bước sau:
- Phải vệ sinh sạch sẽ nồi hơi và các thiết bị nồi hơi, vệ sinh nhà lò hơi
- Phải kiểm tra hệ thống điện như đủ điện áp, đủ pha hay dây dẫn và thiết bị điện đã an toàn khi sử dụng chưa.
- Kiểm tra hệ thống cấp nước vào Bồn chứa nồi hơi đủ nước, các van trên đường cấp nước vào nồi hơi mở, mực nước trong nồi hơi phải ở vị trí làm việc.
- Kiểm tra tình trạng của nồi hơi các thiết bị áp kế, ống thủy, rowle áp suất, van an toàn, bộ điều khiển bơm nước và quạt phải ở trạng thái sử dụng tốt.
- Chuẩn bị các vật liệu cho lò hơi để bắt đầu vận hành.
- Kiểm tra mực nước trong nồi hơi các hệ thống đo lượng của nồi hơi.
- Kiểm tra các hệ thống an toàn của nồi hơi.
- Mở áptômát từ vị trí (OFF) sang (ON) cấp điện nguồn cho nồi hơi.
Bước 2 : Vận hành bơm nước
- Bơm nước cấp vào nồi hơi công nghiệp làm việc theo chế độ tự động do tủ điều khiển chỉ thị và bơm nước ngừng hoạt động khi mực nước trong nồi hơi đã đủ.
- Nếu chạy bơm nước bằng tay thực hiện trong các trường hợp :
+ Thay nước khi làm vệ sinh cho nồi hơi.
+ Cấp nước khi hệ thống cấp nước vào nồi hơi tự động bị hư hỏng.
Người Công nhân vận hành nồi hơi cần theo dõi các tín hiệu báo sự cố và hệ thống và chỉ thị mực nước để vận hành bơm nước dự phòng cho nồi hơi khi cần thiết.
Bước 3 : Vận hành bơm dầu cấp dầu cho bồn trung gian
- Bơm dầu đặt ở phía đầu bồn chính làm việc theo chế độ tự động và điều khiển bằng phao báo đặt trong bồn dầu trung gian.
- Việc chạy bơm bằng tay:
Được thực hiện khi hệ thống bơm tự động bị hỏng, công nhân vận hành lò hơi cần theo dõi mức dầu của bồn trung gian để tránh xảy ra trường hợp thiếu dầu hoặc đầy tràn dầu ra khỏi nồi.
Bước 4 : Vận hành bơm dầu trung gian
- Mở công tắc hâm dầu để cho bộ hâm dầu hoạt động.
- Khi nhiệt độ dầu tại tại bồn chứa đạt 60oC thì cho bơm dầu trung gian hoạt động mục đích là làm cho dầu trong đường ống nội bộ được hâm nóng đồng đều.
- Bộ hâm dầu sẽ ngừng hoạt động nếu nhiệt độ dầu trong bồn trung gian đạt nhiệt độ đặt trước (có thể điều chỉnh nhiệt độ này). Nhiệt độ đặt của bộ hâm trung gian thường khoảng 60 – 70oC.
Bước 5 : Khởi động
1- Mở công tắc chính đèn báo nguồn bật sáng, các tín hiệu sự cố báo ngay cho công nhân vận hành để biết xử lý.
2- Khởi động :
+ Khi các đèn báo sự cố tắt hết là lúc nồi hơi đã sẵn sàng hoạt động ở chế độ đốt tự động
+ Bắt đầu Mở công tắc của bơm nước, hệ thống đốt về vị trí chạy tự động.
+ Cho tới khi thấy hơi nước thoát nhẹ ra ở van xả khí , lúc này khoá chặt van lại tiếp tục vận hành nồi hơi đến áp suất quy định.
Trong quá trình nồi hơi hoạt động người Công nhân vận hành phải thường xuyên theo dõi các tín hiệu báo hiệu trong bảng báo sự cố để có thể xử lý kịp thời. Ngoài ra còn phải thường xuyên kiểm tra các bộ phận sau:
- Bộ phận chỉ mực nước của nồi hơi công nghiệp
- Bộ phận cung cấp nhiên liệu
- Các thiết bị đo lường nồi hơi
- Các thiết bị an toàn..
Bước 6 : Ngừng hoạt động
1. Chuyển công tắc chính về trạng thái OFF.
2. Tắt hệ thống cấp nhiên liêu và đóng các van trên đường hút và đẩy.
3. Tắt bơm nước trung gian (nếu có) và đóng toàn bộ van trên đường hút và đẩy.
4. Tắt quạt gió cung cấp cho buồng đốt .
5. Cắt cầu dao điện ngừng cung cấp điện cho tủ điều khiển nồi hơi
6. Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống và vệ sinh thiết bị, ghi sổ theo dõi vận hành.
7. Làm các thủ tục bàn giao ca tại chỗ ( theo quy định ).
Chú ý: Khi ngưng nồi dài hạn thì cần phải có kế hoạch bảo dưỡng, vệ sinh và các biện pháp phòng mòn trong ,ngoài nồi hơi