ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cạnh tranh không lành mạnh: Chiêu ‘bẩn’ – Còn đến bao giờ?
Tuesday, October 6, 2015 5:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hiện nay, một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp vẫn tìm cách áp dụng các chiêu trò bẩn nhằm triệt hạ đối thủ. Hành vi này cần xử lý nghiêm để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh sòng phẳng.

Những góc khuất…

Vào chiều 30/9, nghi vấn về việc doanh nhân Hà Thúy L. (45 tuổi, Giám đốc công ty TNHH Hà Linh; Phó Chủ tịch hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng) bị hạ độc tại Trung Quốc, vẫn đang được dư luận trong và ngoài nước, nhất là giới kinh doanh đặc biệt quan tâm. Theo luật sư Trương Quang Quý, đại diện pháp lý cho công ty TNHH Hà Linh, thì vụ án có nhiều điểm rất đáng ngờ. Gần đây, bà L. có vài lần đi TP.HCM gặp đối tác để xuất khẩu trà ô long qua Trung Quốc.

Sau khi tin tưởng, bà L. xuất hơn 2 tấn trà qua Trung Quốc, rồi nhập cảnh nước này ngày 19/9. “Trước lúc đi, bà ấy nhờ tôi soạn thảo một hợp đồng bằng tiếng Trung Quốc, nhưng không ghi tên đối tác phía nước bạn. Tôi thấy hiếu kỳ, có hỏi thì bà ấy bảo cứ yên tâm, vì từng tiếp xúc nhiều lần. Thêm vào đó phía đối tác yêu cầu phải giữ bí mật. Tháp tùng bà L. trong chuyến đi này là một đối tác. Tuy nhiên, khi bà L. gặp nạn thì phía đối tác này không còn xuất hiện. Nếu đây là một âm mưu, thì chắc chắn nó được chuẩn bị kỹ lưỡng”, luật sư Quý cho biết. Liên quan đến vấn đề này, cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ.

  Cạnh tranh không lành mạnh: Chiêu 'bẩn' - Còn đến bao giờ? - Ảnh 1

Băng nhóm đòi nợ thuê do doanh nghiệp đứng sau giật dây.

Câu chuyện cạnh tranh trên thương trường muôn hình, vạn trạng. Mới đây, ngày 29/9, TAND TP. HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Anh Tuấn (44 tuổi, trú P.2, Q.Phú Nhuận), với cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản” của bà Vũ Thúy H., nguyên Chủ tịch HĐQT tổng công ty X. trên địa bàn. Theo cáo trạng, cuối tháng 9/2014, Nguyễn Anh Tuấn khi đó là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tập đoàn tài chính Việt, qua một số thông tin “nghi án tham nhũng”, liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty bà H., Tuấn bắt đầu nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản bà H.. Để thực hiện mưu đồ của mình, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10/2014, Tuấn đã nhiều lần điện thoại, nhắn tin và gặp bà H. yêu cầu người này đưa tiền cho Tuấn. Vì lo sợ sự việc rùm beng, làm ảnh hưởng đến chồng, nên ngày 6/10/2014, bà H. chuyển 1 tỉ đồng vào tài khoản của Tuấn.

Trong ma trận “đòn thù” ít kẻ trực tiếp ra mặt để chơi xấu đối thủ mà đa số đều chọn phương pháp an toàn hơn là “mượn tay giang hồ”. Ở miền Trung, giới kinh doanh vẫn thường hay nhắc đến vụ “lưỡng long phân tranh” như một bài học về trò “chơi dao”. Theo đó, công ty Long Thạch Vương (Đà Nẵng) nợ công ty Song Thạch Long (Quảng Nam) số tiền hơn 5 tỉ đồng, tuy nhiên do không thanh toán đúng hạn nên “nhờ” một số đối tượng giang hồ “cộm cán” đến, gây áp lực để đòi nợ. Không chỉ đập phá tan hoang nhà cửa, mà hành động trên đã gián tiếp giáng đòn chí mạng về mặt tinh thần khiến công việc kinh doanh của đối thủ không thể ngóc đầu lên nổi.

  Cạnh tranh không lành mạnh: Chiêu 'bẩn' - Còn đến bao giờ? - Ảnh 2

Trụ sở doanh nghiệp Long Thạch Vương, nơi từng bị đối thủ thuê giang hồ đập phá tan hoang.

Trao đổi với PV, Trung tá Trần Văn Khá (Đội trưởng đội CSĐTTP về TTXH Công an quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) chia sẻ: “Các vụ án liên quan đến doanh nghiệp, điển hình như vụ án liên quan đến công ty Long Thạch Vương thì nạn nhân trong giới làm ăn nên có rất nhiều mối quan hệ kinh doanh phức tạp, cùng với đó là việc các nạn nhân thường bất hợp tác, khai báo không thành thật nên Cơ quan điều tra phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh mới có thể tìm ra manh mối về các đối tượng gây án”.

Hậu trường “dậy sóng”

Còn nhớ thời điểm tháng 2/2015, khi xuất hiện thông tin một số chai nước giải khát có dị vật, màu sắc bất thường ở một số địa phương, trên mạng xã hội đã xuất hiện một trang fanpage với tên gọi “Tẩy chay Tân Hiệp Phát” thu hút khoảng 36.000 người like. Cùng với việc thiếu chủ động trong khâu ứng phó trước khủng hoảng truyền thông quy mô lớn, đã khiến tập đoàn này khốn đốn trong một thời gian dài. Cùng chung cảnh ngộ là công ty TNHH Cơ khí ô tô Phạm Gia, công ty này từng lao đao vì bị một doanh nghiệp khác dùng công cụ mạng và diễn đàn để “chơi xấu”.

Việc này diễn ra trong thời gian dài. Vụ việc lên tới đỉnh điểm khi công ty Phạm Gia khiếu nại cơ quan chủ quản của diễn đàn mạng này lên cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) và sở Thông tin Truyền thông TP.HCM. Kết quả, doanh nghiệp kia bị phạt 20 triệu đồng, và phải đăng lời xin lỗi Phạm Gia. Thế nhưng, thiệt hại mà phía Phạm Gia phải gánh chịu là rất lớn. Doanh thu của hãng giảm chỉ còn 35% so với trước đó.

Thế nhưng, Tân Hiệp Phát, Phạm Gia không phải là nạn nhân duy nhất, mà bản danh sách ấy đang ngày một nối dài bởi những cái tên như: công ty nệm Kymdan, công ty TNHH Cua Ngon, bánh trung thu Như Lan, mì Gấu Đỏ… Và công ty CP Đại Quang Minh ở khu đô thị Sa La thuộc khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM), chính là cái tên mới nhất bị mạng xã hội “làm thịt” không thương tiếc.

Chiến thắng bằng mọi giá?

Luật sư Đinh Xuân Hồng (đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: “Trong thời đại kinh tế thị trường cộng với những khó khăn thì sự cạnh tranh là điều tất yếu và ngày càng trở nên gay gắt với nhiều hành vi cạnh tranh khốc liệt nhằm “hạ bệ” đối thủ. Chiêu trò, thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh ngày càng nhiều. Điển hình là dụ dỗ, “rút ruột” nhân sự để lấy cắp bí mật kinh doanh, bản quyền của doanh nghiệp; cài cắm nội gián nhằm phá hoại sản phẩm của doanh nghiệp; chiêu trò viết bài truyền thông, viết bài PR, quảng cáo tốt về công ty của họ và viết bài hạ bệ chất lượng sản phẩm của đối thủ; làm giả sản phẩm, lấy sản phẩm làm giả hàng của công ty sau đó bêu xấu sản phẩm; làm clip nói xấu; mua lại doanh nghiệp để tiêu diệt thương hiệu…”.

GS.TS Vũ Gia Hiền (chuyên gia tâm lý hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục TP.HCM) nhận định: “Đối với doanh nhân, chủ các doanh nghiệp, lợi ích luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, là mục đích quan trọng nhất. Vì thế, họ tìm mọi cách để đạt lợi ích như mong muốn. Khi lợi ích không đạt được bằng những phương pháp chân chính, người có tâm lý chấp nhận sẽ đồng ý thua cuộc mà không còn cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Thế nhưng, với người hiếu thắng, có tâm lý không chấp nhận thua cuộc sẽ phản ứng, phản xạ tiêu cực bằng việc nghĩ ra đủ cách để chiến thắng kể cả giết người”.

“Việc phải cạnh tranh với các đối thủ có tính hiếu thắng quá cao, khiến nhiều doanh nghiệp, doanh nhân khá mệt mỏi. Thực ra, các doanh nhân chân chính không có cách nào đề phòng những “trò bẩn” của đối thủ khi tất cả đều diễn ra “trong bóng tối”. Tôi chỉ muốn đưa ra lời khuyên với những doanh nhân, doanh nghiệp đã chiến thắng đối thủ thì tốt nhất không nên dồn đối phương vào đường cùng, không sỉ nhục và đối xử với họ càng nhẹ nhàng càng tốt. Đừng sỉ nhục họ, vì như thế sẽ đưa họ vào chân tường, chính lúc đó, sự tàn bạo sẽ trỗi dậy, gây nguy hại cho chính người chiến thắng”, chuyên gia kinh tế Vũ Tiến Anh (trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nhận định.

Mức xử phạt còn nhẹ

Luật sư Phạm Văn Tuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh có quy định những tình tiết tăng nặng mức phạt, tuy nhiên, theo ông Tuấn, mức phạt này vẫn nhẹ, cần tăng mức xử phạt để răn đe, phòng ngừa.

Ngọc Lài – Nguyễn Hưng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.