Nhìn về 2 phía trong vụ “thảm sát” Thiên An Môn
Thursday, June 4, 2015 22:14
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Đã 26 năm rồi, bây giờ có internet người ta biết đến Thiên An Môn một cách rõ ràng hơn với những hình ảnh chân thực sống động đến tàn khốc. Việc chính quyền TQ cho xe tăng nghiến nát sinh viên biểu tình vốn được thuật lại nhiều lần trên báo chí phương tây nhưng đến giờ những hình ảnh cơ thể người nát bấy bởi xe tăng mới đến được với số đông công chúng.
Điều gì thực sự đã xảy ra ở Thiên An Môn 25 năm trước?
Kết cục bi thảm không chỉ xảy ra ở phe biểu tình, trong bài báo này có những hình ảnh binh sĩ Trung Quốc bị người biểu tình cột chặt vào xe ô tô và đốt cháy thành than, không phải chỉ một mà nhiều người lính Trung Quốc đều có chung số phận này. Bạo lực biến con người thành thú vật, họ vừa là nạn nhân vừa là tội phạm. Lỗ Tấn từng nói “Lịch sử Trung Quốc chỉ có 3 chữ: Ăn thịt người ” và quyết tâm đi chữa bệnh cho dân tộc để thay đổi lịch sử đó, thế mà đến sau khi ông chết quy luật ấy vẫn đúng.
Điểm giống nhau giữa những người chết thảm đó là dù là sinh viên hay lính là họ đều còn rất trẻ. “Older men declare war. But it is the youth that must fight and die” . Câu nói của Herbert Hoover có lẽ là là câu nói diễn tả chính xác nhất đối với những gì diễn ra trong các cuộc chiến tranh và nó cũng đúng với Thiên An Môn vì bản thân sự kiện Thiên An Môn đằng sau nó cũng là một cuộc chiến khác.
Đến bây giờ cuộc chiến về quan điểm đó vẫn tiếp tục và các phe phái can dự trong cuộc chiến đó vẫn giữa nguyên quan điểm của mình. Phương Tây và những người đấu tranh cho phong trào dân chủ của Trung Quốc gọi đây là cuộc “biểu tình đòi dân chủ, đòi quyền con người, là biểu tượng của lý tưởng tự do”, chính quyền Trung Quốc là kẻ thù chung của nhân loại . Còn đối với chính quyền Trung Quốc và một số đông người dân Trung Quốc khác nó là môt cuộc “bạo động phản cách mạng” được giật dây bởi các cường quốc phương Tây với âm mưu gây bất ổn đẩy người khổng lồ Trung Quốc vừa mới thức dậy trở về thời kỳ nhược tiểu tăm tối bị xâu xé bởi các liệt cường phương Tây trăm năm trước, bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ được đại cục ổn định, buông tay tức là để cho kẻ thù da trắng khuất phục một lần nữa, với quá khứ bị áp bức đau thương người Trung Quốc không thể chịu nhục thêm giây phút nào nữa nữa.
Binh lính và người biểu tình không xung đột trong ngày biểu tình |
Song người ở phe phái nào thì vẫn giữ nguyên quan điểm đó của mình chứ chưa hề có một sự xích lại gần nhau nào. Ở Việt Nam dưới sự đè nén của thiên triều phương Bắc tất nhiên đây là cơ hội để đa số bày tỏ thái độ với một chính quyền tàn bạo phi nhân tính, và các hình ảnh sinh viên bị đàn áp được share đi khá nhiều song họ lại bỏ qua khía cạnh khác của cuộc chiến này.
Sự dã man của những hình ảnh này cho thấy tính chất khốc liệt của cuộc xung đột này đã leo thang đến đỉnh điểm và nó không thể đơn thuần chỉ là cuộc chiến giữa người dân và chính quyền Trung quốc, nó không phải là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà là sự kiện đã dược quốc tế hóa.
Rốt cuộc thì ai đã gây ra thảm cảnh cho hàng ngàn con người như vậy? Câu trả lời đương nhiên mà người ta nhận được bên ngoài nước Trung Quốc là không ai khác là “đám đầu sỏ Bắc Kinh” đứng đầu là Đặng Tiểu Bình. Người ta gọi Đặng là đồ tể, điều đó cũng đúng nhưng nó chỉ đúng một phần, bởi cũng chính Đặng được dân Trung Quốc xem là cứu tinh của dân tộc Trung Hoa, và bản thân phương Tây cũng phải thẳng thắn thừa nhận nó, nếu không thế thì Nixon đâu cần bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc khiến VNCH ngậm hoàng liên đắng mà không dám nói, cũng như hất cẳng Đài Loan ra khỏi Liên Hợp Quốc để Trung Quốc ngồi vào chỉ để bắt tay được với người hùng thực sự đại diện cho đế quốc đỏ.
Những người biểu tình này không phải sinh viên, họ đốt cháy xe bus. Ngày nay, những người biểu tình này được xem là “kẻ khủng bố” |
Thử tưởng tượng nếu một nhân vật như họ Đặng không xuất hiện sau cách mạng văn hóa vực dậy Trung Quốc từ đống hoang tàn đổ nát thì không biết đến khi nào người Trung Quốc mới ngóc đầu dậy và Trung Quốc có cái vị thế uy hiếp tất cả thiên hạ như hôm nay. Vậy là anh hùng cứu tinh của dân tộc Trung Hoa lại ra lệnh diệt chủng thanh niên Trung Quốc, những mầm xanh tương lai của đất nước, tiêu diệt nòi giống Trung Hoa . Thật là một điều hết sức nghịch lý.
Cách đây không lâu khi Lý Quang Diệu chết thì khắp nơi từ Đông sang Tây các nhà lãnh đạo hết ngời ca ngợi ông ta bằng những lời lẽ hoa mỹ nhất có thể, đặc biệt là các lãnh đạo đến từ những nền dân chủ. Nhưng lại không thấy người ta nhắc đến rằng họ Lý phát biểu rất thẳng thắn về Thiên An Môn
“Tôi hiểu Đặng Tiểu Bình khi ông ấy nói: nếu phải bắn 200.000 sinh viên, hãy bắn họ, bởi vì nếu không làm vậy Trung Quốc sẽ hỗn loạn thêm 100 năm nữa.”
Xác binh lính Trung Quốc bị thiêu cháy trên cầu thang |
Lại thêm một nghịch lý nữa, và bây giờ những người dân chủ ở Việt Nam cũng vẫn vừa ca ngợi người hùng Lý Quang Diệu lại vừa chửi Đặng trong khi Lý lại rất đồng cảm và trên phương diện nào đó là đồng chí của Đặng.
Đến khi nào người ta vẫn cứ sống giữa nghịch lý như thế, không hiểu được nó thì nghịch lý sẽ lại tái diễn.
Không biết phát biểu thế nào thì sẽ được gọi là khách quan. Nhưng cái lý của vạn vật ở đời là “Cô âm bất sinh mà thuần dương thì bất phát”. Sự vật vạn hữu sinh ra nếu không có dương làm cha âm làm mẹ, âm dương giao hòa thì sẽ không có sự vật mới. Nói Thiên An Môn là tội ác của Đặng và đồng bọn tức là nói nó là đứa trẻ con được tạo ra bởi sinh sản vô tính. Mình thì thấy rằng trong chính trị nó chưa có được công nghệ này. Phải có cả âm cả dương, dân chủ phương tây XXX với chuyên chế phương đông đẻ ra thảm kịch bi thương này, chẳng thể rũ bỏ trách nhiệm của phương Tây trong tội ác này dù nó dự phần ít hơn so với bàn tay chuyên chế của Đặng.
Thực tình là kẻ làm chính trị nào cũng nói mình nhân nghĩa đạo đức hết cả, chỉ có thế nào là nhân nghĩa đạo đức thì lại không có sự giống nhau như việc nhận vơ đạo đức nhân nghĩa về mình. Mỗi ông có một kiểu đạo đức khác nhau nhưng ra công chúng cứ default nó là đạo đức phổ quát. Thấy người đang khóc lóc cho những người đã chết mà cho rằng họ đang khóc cho lương tâm của loài người thì thật ngây thơ, cái chết đôi khi lại là công cụ tạo ra chính nghĩa mà bất cử chính trị gia nào cũng sử dụng thành thạo. Chính trị là nơi mà đám kền kền ăn xác chết bu lại nhiều nhất.
Mâu thuẫn nảy sinh bắt đầu từ sự khác biệt. Đã quá nhiều sự hận thù bắt nguồn từ sự khác biệt về tư tưởng và quan điểm, chừng nào người ta còn chấp ngã, còn bám giữ quan điểm của mình với tư tưởng tôi đúng anh sai, còn giữa thói quen win-lost thay vì tìm hiểu sự khác biệt nằm ở chỗ nào để xích lại gần nhau cùng đối thoại thì sẽ còn tiếp tục có bạo lực và còn có người chết. Và những người chết luôn là những nạn nhân ngây thơ của các cuộc đấu trên thượng tầng xã hội trong khi họ vẫn nghĩ rằng mình chết cho lý tưởng tự do như sinh viên hay những người lính đang bảo vệ chính nghĩa cách mạng, bảo vệ sự sinh tử tồn vong của dân tộc.
Diễn biến cuộc thảm sát được tóm tắt tại đây Điều gì thực sự đã xảy ra ở Thiên An Môn 25 năm trước?
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo