Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Hình như bác Hưng có nhầm lẫn ạ, chỗ xét phương trình (Oa), (Ob). Bác còn chưa xét khả năng (Oa), (Ob) có dạng y=mx và y=nx.
Đề thi là để kiểm tra năng lực của học sinh chứ không phải thể hiện năng lực của người ra đề. Có thể với giả thuyết “thừa” đó độ khó của đề bài được giảm bớt vừa đủ để lọc ra những học sinh ở tầm người ra đề muốn đánh giá. Vậy thôi, chẳng có gì phải cuống lên cả.
Phạm Việt Hưng
Cám ơn bạn Lê Ngọc Minh vì nhiệt tình đóng góp ý kiến thảo luận. Tuy nhiên xin có ý kiến về comment của bạn đối với Thư ngỏ gửi Bộ GD&ĐT:
1/ Ý kiến của bạn về Đề thi Minh họa môn Toán 2015 của Bộ GD&ĐT cho thấy bạn không hiểu Toán. Xin phép được hỏi, bạn làm nghề gì? Nếu bạn cũng dạy Toán thì tôi lo cho nền giáo dục nước nhà. Vậy xin nói để bạn rõ: Đáp án của Đề thi minh họa là một đáp án kém, vì vừa dài dòng, phức tạp, vừa sử dụng giả thiết thừa. Trong môn Toán, một đầu bài có giả thiết thừa là một đầu bài kém. Đáp án dùng giả thiết thừa là một đáp án kém. Nếu bạn không hiểu Toán thì ý kiến của bạn về vấn đề này không có giá trị.
2/ Ý kiến của bạn nói rằng đề thi để kiểm tra năng lực của HS chứ không phải thể hiện năng lực của người ra đề cho thấy bạn không hiểu về giáo dục. Xin nói để bạn rõ: Đề thi phải được coi là một mẫu mực về tư duy, để học sinh (và thầy giáo ) học hỏi, học từ đầu bài đến đáp án. Đầu bài và đáp án kém sẽ là một hình mẫu xấu xí, ảnh hưởng tiêu cực đến người học (vì nhiều người sẽ bắt chước).
3/ Trước một cái sai mà vẫn cố bảo vệ cái sai đó thì chỉ có 2 lý do:
– hoặc năng lực non yếu, không đủ tri thức để nhận ra cái sai;
– hoặc bảo thủ, tự ái, không chịu tiếp thu ý kiến phê phán.
Tôi không nghĩ bạn bảo thủ, ngược lại, tôi nghĩ bạn là người hăng hái, nhiệt tình.
Một lần nữa cám ơn bạn
PVHg
Chào chú Hưng,
Đối với cháu “Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh” do Bà Nguyễn Thị Bình sáng lập, và bác Chu Hảo là cánh tay nối dài đang thực hiện những điều rất đúng đắn cho đất nước, cho văn hóa dân tộc.
Bà Nguyễn Thị Bình nay đã gần 90 tuổi nhưng vẫn tất bật với rất nhiều dự án…..
Bác Chu Hảo là một người rắn rỏi, thực tài và thực tâm. Bác ấy đã nói về người trí thức như sau: “theo ý kiến của tôi, trí thức là người ngoài chuyên môn giỏi của mình, thì phải có trách nhiệm với xã hội, có chính kiến và dám bảo vệ chính kiến của mình trước chính quyền, trước những người lãnh đạo. Đây mới được gọi là người trí thức”
Như thế một cách nôm na nói theo ngôn ngữ báo chí là có “trí thức” có “trí ngủ”, trí thức thì chắc là còn thức còn phát biểu còn xớ rớ những chuyện được coi là bao đồng của xã hội. “trí ngủ” thì chắc là đang ngủ với những giấc mơ đẹp của chuyện thần tiên.
Nói như ông bà ngày xưa “sai một ly đi một dặm” và theo khoa học ngày nay với “hiệu ứng con bướm” của Lorenz (việc bỏ qua những dữ liệu tưởng chừng như rất nhỏ, không quan trọng ban đầu sẽ gây ra những tác động rất lớn về sau).
Hành động phản hồi của chú với góc nhìn của cháu là hành động dũng cảm và đúng với vị thế người tri thức.
Có những chuyện nhỏ, nhưng nếu không cảnh tỉnh, sẽ có những tác động rất lớn về sau bởi giáo dục nên nằm trong khung những điều đúng đắn, sáng sủa nhất trong đời sống xã hội loài người.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo